VÁN KHUÔN ĐỊNH HÌNH KÍCH THƯỚC NHỎ

1. Tấm khuôn
   Tấm khuôn gỗ kích thước nhỏ được cấu tạo theo những yêu cầu dưới đây:
   - Tấm khuôn làm bằng ván có chiều dày không dưới 19mm (thông thường từ 25 – 30mm). Liên kết ván bằng các nẹp gỗ và đóng đinh từ phía mặt ván tiếp xúc trực tiếp với bê tông.
   - Kích thước và vị trí đặt nẹp. trên tấm khuôn dùng cho ván khuôn tường, ván khuôn cột, ván khuôn sàn, được xác định từ cách cấu tạo tấm khuôn. Tải trọng áp dụng lên ván khuôn (áp lực ngang của bê tông mới đổ, trọng lượng bê tông…), do các thành phần gia cố (sườn, thanh giằng, gông…) chịu.
   - Kích thước của nẹp và khoảng cách giữa chúng trên tấm khuôn dùng cho ván khuôn dầm chính, dầm phụ, khung ngang… cần được xác định theo tính toán, bởi vì các nẹp chịu áp lực ngang của bê tông mới đổ.
   - Khoảng cách từ nẹp ngoài cùng cho đến tấm khuôn trong giới hạn từ 150 – 250mm (khi khoảng cách nhỏ hơn 150mm sẽ cản trở việc lắp khuôn, khi lớn hơn 250mm tấm khuôn sẽ không đủ độ cứng).
   - Trọng lượng tấm khuôn không nên vượt quá 70kg; khi lắp sẵn thành hộp khuôn, ván khuôn dầm, đóng sẵn thành hộp…) trọng lượng đó phải phù hợp với phương tiện cẩu lắp.

2. Liên kết đinh:
   - Liên kết đinh trong từng tấm khuôn, hoặc trong các thành phần khác của ván khuôn, cần cấu tạo sao cho trong thời gian đổ bê tông đinh làm việc ở trạng thái chịu cắt, vì khi tháo dỡ ván khuôn, có thể nhổ đinh được dễ dàng.
   - Số lượng và kích thước đinh khi chịu tải  trọng tính toán, cũng như cách bố trí đinh phải phù hợp tính toán và quy định về cấu tạo.
   - Khi không chịu tải trọng tính toán, mà chỉ để liên kết các thành phần của ván khuôn đinh sẽ được bố trí với số lượng ít nhất và chiều dài nhỏ nhất.
3. Gia cố ván khuôn
   - Ván khuôn chịu áp lực ngang của bê tông mới đổ nên chúng cần được gia cố cả trong lẫn ngoài.
   - Gia cố bên trong: Cố định hai thành ván khuôn đối diện bằng dây thép, bu-lông, hoặc cố định thành ván khuôn bằng thanh giằng xiên liên kết với móc neo đã được chon sẵn với bê tông đã đổ đợt trước. Ngoài ra nguời ta còn cố định thành ván khuôn bằng thanh giằng liên kết với thép chịu lực bên trong của công trình.
   - Gia cố bên ngoài: Bằng các nẹp giữ chân thành ván khuôn, thanh định vị, chống xiên, gông …
4. Xác định kích thước của các thành phần ván khuôn
   Kích thước tiết diện của các thành phần ván khuôn, khoảng cách giữa các thành phần gia cố của chúng và các số liệu khác để lập bản vẽ ván khuôn, cần phù hợp với các điều kiện sau:
   - Ván khuôn dùng cho kết cấu bê tông nặng, với trọng lượng đơn vị bằng 2500kg/m3
   - Ván khuôn làm bằng gỗ thông (hoặc gỗ có cường độ tương đương), hoặc gỗ dùng cho những thành phần riêng của nó phải phù hợp với những yêu cầu về vật liệu làm ván khuôn.
   - Bê tông được làm chặt bằng phương pháp đầm trong.

Trong những trường hợp khác với những điều kiện ở trên, cũng như với các kết cấu chưa đề cập tới, việc xác định kích thước của các thành phần ván khuôn đều phải được tính toán cụ thể.

 

VANKHUON.COM là một thành viên của Tổng kho cốp pha © 2014